Để một ngôi nhà có thể xây dựng thuận lợi, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các chủ đầu tư và cá nhân hộ gia đình thì việc tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Trong chuyên mục Cấp phép xây dựng hôm nay, Kiến trúc VNHome xin chia sẻ thông tin cấp phép xây dựng mới nhất năm 2019 nhằm giúp khách hàng xây dựng đúng theo tiêu chuẩn, quy hoạch của pháp luật nhà nước.

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Trong hầu hết các trường hợp xây dựng nhà ở, dự án bất động sản đều phải xin giấy phép xây dựng của các cơ quan, ban ngành nhà nước. Vậy giấy phép xây dựng là gì?

Căn cứ theo Luật Xây Dựng 2014 do Quốc hội ban hành Khoản 17, Điều 3 thì “Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình”.

Hiểu một cách đơn giản, Giấp phép xây dựng là một dạng giấy tờ, văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước ban hành, cho phép cá nhân, tổ chức tiến hành xây dựng công trình, nhà ở theo nội dụng đươc cấp phép. Đây là công cụ để nhà nước kiểm soát, xác định chủ đầu tư, cá nhân có xây dựng đúng theo quy hoạch.

Cũng trong Luật Xây Dựng 2014 đưa ra Giấy phép xây dựng có 2 loại:

Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

NỘI DỤNG CỦA GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Theo Điều 90 của Luật Xây Dựng, nội dung Giấy phép xây dựng bao gồm:

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:

+ Phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy  hoạch đất đai được cơ quan thẩm quyền phê duyệt

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh

+ Phải đáp ứng điều kiện quy định trong Khoản 1 Điều 93  và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng

+ Với nhà ở riêng lẻ trong tuyến phố đã ổn định nhưng chưa được quy hoạch thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được nhà nước có thẩm quyền ban hành

Đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn:

+ Khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Giấu phép xây dựng được Công ty CP Kiến Trúc – Đầu Tư Xây Dựng VNHome cập nhật. Nếu khách hàng có thắc mắc, gặp khó khăn trong việc cấp giấy phép xây dựng hãy liên hệ ngay với VNHome để được giải đáp, tư vấn cùng với dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng.